Dienchau3.TK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dienchau3.TK


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
quangden
Ban biên tập



Tổng số bài gửi : 62
Age : 36
Registration date : 18/08/2007

Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt   Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt Icon_minitimeThu 23 Aug - 16:48

study


Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt

- Tế nhị, kín đáo mà sâu sắc, chỉ với bốn câu thơ song thất lục bát mà nhân vật trữ tình trong bài ca dao dưới đây đã nói lên một vấn đề có tính chân lý với những rung động rất thật của con người trong tình yêu...


"Chim xa bầy thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm người ơi
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết rồi mỗi đứa một nơi sao đành..."

Trong kho tàng ca dao vô tận của dân tộc, chúng ta có những tiếng hát về tình cảm gia đình, có biết bao bài ca lao động tươi vui khoẻ khoắn cùng âm thầm những tiếng than thân của con người trong xã hội phong kiến... và vô hạn bài ca về tình yêu đôi lứa sâu lắng, nồng nàn...

Ra đời trong quá trình lao động sản xuất, được nuôi dưỡng trong nguồn mạch sáng tạo vô tận của nhân dân, ca dao là tiếng lòng chân thực của con người mà ở đó các bài nói về tình yêu không phải là ít. Tình yêu muôn đời vẫn có muôn hình vạn trạng với những cung bậc vui buồn khác nhau. Chúng ta gặp không ít khúc ca mang cảm hứng tươi vui hạnh phúc như:

"Yêu nhau chẳng quản đường xa
Một ngày không đến thì ba bốn ngày..."

"Yêu anh tâm trí hao mòn
Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh..."

"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền..."

Nhưng bên cạnh đó cũng không thể thiếu những lời ca có phần xót xa trong cách trở nhưng vẫn nồng nàn, chất chứa khao khát tình yêu với những rung động rất thật của con người, bài ca dao trên là một minh chứng tiêu biểu.

Bài ca ngắn ngủi, không thể xác định cụ thể là lời của người con trái hay người con gái nhưng cảm xúc ở đây là rất thật. Nhân vật trữ tình như trải lòng mình ra để trái tim lên tiếng - đó là tiếng của nỗi lòng, của con tim nồng cháy yêu thương mà tình yêu thì muôn đời vẫn nồng nàn, vẫn mang nỗi khắc khoải như vậy. Cái tình ở đây rất mãnh liệt nhưng cách bày tỏ vẫn có phần kín đáo, tế nhị, có lẽ đó là cái kín đáo, sâu lắng của ca dao.

Mở đầu, nhân vật trữ tình nói đến một hiện tượng xa xôi: "Chim xa bầy thương cây nhớ cội", chim là loài vật sống không thể tách bầy đàn và rừng cây, nếu không có môi trường ấy chúng sẽ không thể tồn tại, điều này đã trở thành chân lý muôn đời. Rất khéo léo, nhân vật trữ tình đã dùng chân lý không thể chối cãi ấy để vào đề, để dẫn dắt tới một chân lý khác: "Người xa người tội lắm người ơi "

Trong một câu mà có tới ba tiếng "người", vậy mà đọc lên không cảm thấy có sự trúc trắc về âm điệu, ngược lại, cảm xúc ở đây nghe chân thật mà sâu lắng biết bao! Hai tiếng "người" trong cụm "người xa người" hướng tới hai đối tượng đang phải xa nhau (người con trai và người con gái), điều đó đã rõ. Còn chữ "người" thứ ba là chỉ ai? Có thể đó là đối tượng mà nhân vật trữ tình đang hướng tới trong nỗi nhớ mong khắc khoải, là bạn tình của nhân vật. Nhưng "người" cũng có thể là đối tượng thứ ba - là thế lực đã gây nên sự xa cách của đôi bạn trẻ. Nếu thế thì ở đây đã ngầm chứa sự hờn trách và phản kháng của nhân vật. Chúng ta không nên và không nhất thiết phải đi tìm lời giải cho ẩn số này bởi đó chính là nét đặc sắc tạo nên sự đa nghĩa, thâm thuý của ca dao.

Ngôn từ trong bài ca này cũng không có sự trau chuốt cầu kỳ, câu thơ đơn giản và chân thật như lời tâm sự, bởi ở đó lòng của nhân vật trữ tình đang tuôn trào thành thơ. Không xác định rõ là "anh" hay "em" mà chỉ nói rất chung chung: "Người xa người...", chính điều này tạo nên cái tế nhị mà sâu sắc cho bài ca. Hai câu sau vẫn trôi theo mạch cảm hứng như thế: "Thà rằng chẳng biết thì thôi/ Biết rồi mỗi đứa một nơi sao đành". Cái tình ở đây thật gần gũi và chân thực, những biến động tinh tế trong tâm hồn nhân vật có thể tìm thấy tiếng nói đồng cảm của con người ở muôn đời. Xưa, còn chịu bao sự gò bó của xã hội với không ít lễ giáo và tập tục mà ca dao đã nói được những lời chân thực, táo bạo đến thế đủ thấy tình cảm của con người lớn mà sâu sắc đến nhường nào!

Thông thường, ca dao được viết phổ biến bằng thể lục bát, nói cách khác thì lục bát là thể loại truyền thống của ca dao. Tuy vậy, ở bài ca dao này đã có sự phá cách khỏi truyền thống ấy ở chỗ nhân vật trữ tình đã trải lòng mình dưới thể thơ song thất lục bát. Phải chăng đó cũng là sự phá cách của tâm hồn và tình cảm của nhân vật trữ tình trong ca dao Việt Nam?
Về Đầu Trang Go down
dienchau3
Cộng tác viên



Tổng số bài gửi : 17
Registration date : 17/08/2008

Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt   Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt Icon_minitimeSun 17 Aug - 8:17

"dienchau3"
dienchau3
Về Đầu Trang Go down
 
Nét độc đáo và tế nhị qua ca dao Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Dienchau3.TK :: Góc học tập :: Văn - Sử - Địa-
Chuyển đến